Monday, 22/07/2019, 09:24 GMT+7
(Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp) Bệnh sỏi bàng quang gây ra cho bệnh nhân nhiều bất tiện và nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm thì bị biến chứng thành bệnh viêm bàng quang cấp, viêm bàng quang mãn tính, rò bàng quang, teo bàng quang. Ngoài ra sỏi bàng quang có thể gây ra hai biến chứng nghiêm trọng khác là là suy thận và nhiễm khuẩn ngược dòng, biến chứng này không chỉ gây tốn kém trong việc điều trị mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Được biết, mỗi tuần có hàng chục bệnh nhân điều trị bệnh sỏi bàng quang tại Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp, hầu hết đều dùng kỹ thuật phẫu thuật nội soi để lấy sỏi.
Nhân những trường hợp này, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin mà có thể bạn chưa được biết nhằm giúp cho bạn hiểu thêm về bệnh, đồng thời chủ động hơn trong việc phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Sỏi bàng quang là bệnh lý khá thường gặp ở những người trưởng thành, sỏi bàng quang chiếm khoảng 1/3 các trường hợp sỏi hệ tiết niệu. Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Vậy sỏi bàng quang có nguy hiểm hay không?
Bác sĩ Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp cho biết: Bệnh sỏi bàng quang gây ra cho bệnh nhân nhiều bất tiện và nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm thì bị biến chứng thành viêm bàng quang mãn tính, rò bàng quang, teo bàng quang. Nước tiểu sẽ bị chảy vào tầng sinh môn hoặc chảy vào âm đạo, hiện tượng nước tiểu bị rỉ vào âm đạo hoặc hậu môn lâu ngày sẽ gây nhiễm khuẩn và gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra sỏi bàng quang có thể gây ra hai biến chứng nghiêm trọng khác là là suy thận và nhiễm khuẩn ngược dòng, biến chứng này không chỉ gây tốn kém trong việc điều trị mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỎI BÀNG QUANG
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sỏi bàng quang. Nguyên nhân thứ nhất có thể do sỏi rơi từ thận và niệu đạo xuống và không thải ra ngoài được theo đường tiểu và bị tắc lại. Lâu dần hạt sỏi này to hơn do bị các cặn sỏi khác bám vào. Thứ hai, sỏi bàng quang được hình thành do người bệnh dùng thuốc điều trị bệnh làm xuất hiện các chất kết tủa và lắng đọng dần tạo thành sỏi. Thứ ba, uống không đủ nước và nhịn tiểu. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: chít tắc cổ bàng quang u xơ tiền liệt tuyến, có dị vật trong bàng quang, các dị vật sau một khoảng thời gian lắng đọng tạo thành sỏi, chít hẹp niệu đạo.
Những biểu hiện của sỏi bàng quang
Không hiếm gặp những trường hợp có sỏi trong bàng quang nhưng do chủ quan không chịu điều trị sớm đã dẫn đến tình trạng sỏi rơi xuống niệu đạo phải nhập viện mổ cấp cứu. Khi có sỏi trong bàng quang, người bệnh xuất hiện tình trạng đi tiểu ngắt ngừng. Đó là người bệnh đang đi tiểu đột nhiên tia tiểu tắc lại và đau dữ dội vùng hạ vị và dương vật, thay đổi tư thế có thể tiểu được.
Sỏi bàng quang gây ra hiện tượng, nếu vận động hay đi lại nhiều thì biểu hiện càng rõ. Ngoài ra còn có các hiện tượng khác như đái đục do nhiễm khuẩn, đái kèm theo máu, khó tiểu, đau bụng dưới. Nhiều trường hợp bệnh nhân sỏi bàng quang bị sốt nhẹ do nhiễm khuẩn.
Những biểu hiện lâm sàng của bệnh sỏi bàng quang đã kể trên dễ khiến cho người bệnh lầm tưởng với các bệnh khác như u xơ tiền liệt tuyến, lao bàng quang, u bàng quang và ung thư bàng quang. Nhưng dù là bệnh nào thì cũng đều nguy hiểm, vì vậy khi có biểu hiện đái dắt, đái đục và ra máu thì phải lập tức đến khoa tiết niệu để khám và phát hiện bệnh để điều trị bệnh sớm.
BỆNH SỎI BÀNG QUANG
CẦN ĐƯỢC PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ SỚM
Sỏi bàng quang là bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín uy tín, có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán bệnh và tiến hành điều trị bệnh sớm tránh bệnh lâu ngày gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà các bác sĩ sẽ thực hiện tán sỏi hoặc phẫu thuật.
Để phòng ngừa hiệu quả sỏi bàng quang, mọi người nên uống đủ nước hàng ngày và tránh nhịn tiểu vì đây không chỉ là nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang mà còn ảnh hưởng tới thận.
BS.CKI Huỳnh Công Trứ