banner

CẢNH BÁO NGỘ ĐỘC DO LẠM DỤNG THUỐC

Thursday, 29/06/2023, 11:23 GMT+7

Người dân miền tây có thói quen từ lâu, mỗi khi có bệnh không bao giờ đến bệnh viện hay bác sĩ để được khám bệnh và tư vấn chữa trị

Chỉ cần nghe một ông bà hàng xóm chỉ loại thuốc đông tây là đến tiệm mua thuốc uống hoặc nghe danh thầy lang hốt thuốc, sửa bẻ tay chân, đắp thuốc là tìm ngay.

Để trở thành một bác sĩ rất gian nan, tốn kém tiền của và sức lực. Bởi vì trong tâm của người thầy thuốc chỉ có mục đích duy nhất là “cứu người”. Bác sĩ giỏi cần phải học và thực hành nhiều năm , kinh nghiệm của Bác sĩ được tích lũy từ quá trình thăm khám và điều trị cho bệnh nhân.

Do không có kiến thức y khoa, nên một số người dân miền tây thường hay tự mua thuốc uống để điều trị bệnh hoặc dùng các phương pháp điều trị mê tín dị đoan, dẫn đến hậu quả rất nặng nề, nguy hiểm tính mạng bệnh nhân.

ngo-doc-thuoc-an-than-va-thuoc-ngu-chan-doan-xu-tri

Vừa qua, Bệnh viện Quốc tế Tâm Trí Hồng Ngự tiếp nhận một trường hợp đặc biệt. Cụ ông V.N.X  75 tuổi. Ông mắc bệnh mất ngủ, tự mua thuốc tây uống. Vì uống ba bốn loại thuốc ngủ mà vẫn không cải thiện được tình trạng mất ngủ. Cho nên ông uống khoảng 30 viên thuốc gồm: Olanzapine, Depakine, Amitriptylin, Rotundin. Sau đó rơi vào trạng thái hôn mê, sau 2 - 3 ngàyhôn mê sâu kèm theo thở phì phò, thở hước, tím môi và đầu chi. Người nhà thấy vậy cầu siêu, tụng kinh, trì trú, niệm Phật để cho ông siêu thoát cõi trần sớm. Nhưng không ngờ 3 ngày mà ông vẫn còn thở thom thóp, tim còn đập nên người nhà gọi xe cấp cứu từ thiện chở ông đến Bệnh viện Tâm Trí Hồng Ngự.

Khi vào khoa cấp cứu ông hôn mê rất sâu, thở không đều, tím môi và đầu chi, nhưng mạch và huyết áp còn tốt.

Ekip khoa cấp cứu triển khai cấp cứu khẩn cấp : Rửa dạ dày, nuôi ăn qua  đường tĩnh mạch đặt sonde dạ dày, đặt nội khí quản và cho thở máy.

Sau đó bệnh nhân được đưa vào phòng hồi sức tích cực tiếp tục thở máy. Gần hai ngày mà bệnh nhân nằm mê sâu như như xác không hồn.

Khi dùng thuốc an thần gây ngủ, hệ thần kinh trung ương sẽ hoạt động chậm lại, ức chế trung tâm hô hấp.Làm cho bệnh nhân rơi vào trạng hôn mê sâu, thở ngáp cá. Các loại thuốc an thần gây ngủ rất dễ bị lạm dụng và chỉ được sử dụng theo đơn của Bác sĩ.

Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu, không thể nào để bệnh nhân nằm thở máy như thế này hoài. Từ câu hỏi căn cứ vào cơ chế bệnh sinh: “ Cafein có trong Cafe đen ” 

Bác sĩ cho bệnh nhân uống 1 ly cafe đen qua sonde dạ dày, 4 giờ sáng ngày thứ 2 của bệnh, khi gọi véo ngực bệnh nhân đã mở mắt, gọi hỏi bệnh đã nhận biết. Đến 5 giờ sáng tiếp tục cho bệnh nhân uống thêm 1 ly nữa, bệnh nhân tỉnh hẳn và tự thở được. Bác sĩ cho ngưng thở máy và rút nội khí quản, sau đó cho bệnh nhân xuất viện theo yêu cầu người nhà.

Qua trường hợp này chúng cần rút ra bài học:

- Người dân nên xem các thông tin Y học của các Bệnh viện uy tín

- Khi có bệnh nên đến bệnh viện hoặc bác sĩ để được khám bệnh , tư vấn điều trị , phòng bệnh.

- Thầy thuốc, bác sĩ phải thương yêu người bệnh như ruột thịt mình.Có như thế bản thân thầy thuốc mới luôn cố gắng luôn trao dồi kiến thức y khoa, thực hành và kinh nghiệm lâm sàng

- Biết sáng tạo trong xử trí , tùy hoàn cảnh, trang thiết bị thuốc men hiện có mà kiên trì cứu sống người bệnh.

BS. LÊ VĂN THÔI

Khoa Hồi sức - Cấp cứu - BV Tâm Trí Hồng Ngự

 


bv
TAG: