banner

Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

Monday, 12/04/2021, 07:12 GMT+7

Tại Khoa nhi - Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp, thời gian gần đây số trẻ em nhập viện mắc các bệnh đường tiêu hóa có dấu hiệu gia tăng. Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa như thế nào?

Việc ăn uống bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm đều tốt, có khả năng thực phẩm bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, và trong một số trường hợp, gây ngộ độc thực phẩm. Việc tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn và sự gần gũi của trẻ với các dạng vật nuôi, với kháng thể chưa phát triển hoàn thiện của trẻ là điều kiện khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh. Đây có thể là nguyên nhân gây bệnh cho trẻ em.

Mẹ bé N.L.B.A, 07 tháng tuổi (H.Lai Vung, Đồng Tháp) cho biết, bé bị tiêu phân lõng kèm đàm nhớt và một ít máu khoảng 3 ngày trước, có đi điều trị nhưng không hết bệnh, gia đình đưa bé đến khám tại Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp, được các bác sĩ tiến hành xét nghiệm và siêu âm, kết quả chẩn đoán bé bị nhiễm khuẩn đường ruột. Các bác sĩ Khoa nhi tiến hành nhập viện và điều trị cho bé. Sau 5 ngày điều trị bé hết bệnh và được xuất viện.

nhiem-trung-duong-ruot

Bác sĩ đang khám bệnh cho bé để chuẩn bị xuất viện

 

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM

•    Rửa tay: Khi trẻ ra ngoài trời, có hoặc không có bố mẹ, chúng có xu hướng chạm vào mọi thứ - những vật chứa vi khuẩn. Vi khuẩn vào cơ thể trẻ qua đường miệng và gây nhiễm trùng đường ruột. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sẽ giúp tránh vi khuẩn.

•    Đảm bảo chất lượng thực phẩm: Đảm bảo rằng con bạn tránh ăn thực phẩm bên ngoài mà không chắc chắn về vệ sinh và chất lượng. Luôn khuyến khích trẻ chỉ ăn thực phẩm nấu chín, tự gia đình chế biến. Thực phẩm tại các quầy hàng được làm với số lượng lớn và có thể được giữ trong một thời gian dài trước khi được phục vụ. Điều này dẫn đến sự ô nhiễm thực phẩm.

•    Hạn chế ăn đồ ngọt: Hạn chế đồ ngọt trong khẩu phần ăn của trẻ. Ngay cả trong các lễ hội, trẻ em cần được khuyến khích ăn uống lành mạnh. Cha mẹ cần theo dõi lượng đường của trẻ, vì quá nhiều cũng có thể gây tiêu chảy. Tránh ăn đồ ngọt được làm bằng chất tạo màu / chất phụ gia / chất tăng cường vị giác. Khi làm đồ ngọt ở nhà, tránh sử dụng chất làm ngọt nhân tạo, thay vào đó sử dụng chất làm ngọt tự nhiên như đường thốt nốt, trái cây, mật ong, chà là và quả sung, thay vì đường.

•    Hạn chế nước trái cây đóng hộp: Đừng để trẻ sử dụng quá nhiều nước trái cây đóng hộp. Những loại nước ép này có chứa chất làm ngọt nhân tạo và hương vị. Thay vào đó, trẻ em nên được cung cấp nước trái cây tươi.

Khoa nhi - Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.


BS.CKI Lê Tuyết Hồng