banner

Nhiều người bệnh biết sớm nguyên nhân nhồi máu cơ tim cấp nhờ Chụp CTscan mạch vành

Friday, 24/03/2017, 10:24 GMT+7

Bệnh mạch vành (Động mạch vành) gây tắc nghẽn mạch máu nuôi tim, máu cung cấp cho tim không đủ  dẫn đến thiếu máu cơ tim, làm cho người bệnh sẽ lâm vào tình trạng nhồi máu cơ tim, và có nguy cơ đột tử rất cao, đồng thời để lại di chứng nặng nề, chi phí điều trị rất tốn kém.

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Tâm Trí Đồng Tháp đã ứng dụng kỹ thuật chụp CTscan mạch vành từ nhiều năm nay, đã phát hiện nhiều trường hợp hẹp mạch vành ở các mức độ khác nhau, mức độ nhẹ và vừa đã có chế độ phòng ngừa và theo dõi điều trị các yếu tố nguy cơ kết quả rất tốt, bệnh nhân không xảy ra nhồi máu cơ tim cấp; riêng các trường hợp hẹp mức độ nặng đã được can thiệp chủ động cho kết quả rất tốt, chổ hẹp của động mạch vành đã được can thiệp không còn hẹp, lập lại lưu thông tốt, nguyên nhân nhồi máu cơ tim cấp đã được giải quyết một cách chủ động, điển hình như trường hợp ông Lê Thanh T. 52 tuổi (ngụ tại P3, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) đến chụp CTscan mạch vành, có bệnh cảnh là một tình trạng huyết áp điều trị nhiều năm, thỉnh thoảng có cảm giác mệt ở ngực, ông được chỉ định chụp CTscan mạch vành, kết quả phát hiện chỉ số hẹp mạch vành > 70%, mạch vành hẹp rất nặng, chỉ số vôi hóa rất cao > 1.582 điểm Agaston và vôi hóa ở nhiều vị trí 3 nhánh mạch vành. Bệnh nhân được chỉ định can thiệp mạch vành đặt stent 3 nhánh kịp thời không để xảy ra nhồi máu cơ tim cấp, bệnh nhân trở lại cuộc sống và sinh hoạt bình thường.

Chup_CT_1

Chup_CT_2

Hình ảnh chụp mạch vành từ CTscan 80 lát cắt

Với hệ thống chụp CTscan 80 lát cắt hiện đại, BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp đã đáp ứng tốt cho việc chụp mạch vành với chất lượng hình ảnh rất tốt, kết quả rất chính xác giúp phát hiện sớm nhiều trường hợp hẹp động mạch vành mà người bệnh không có dấu hiệu báo trước nào đặc hiệu, đa số người bệnh vẫn khỏe mạnh, sinh họat bình thường và chỉ thỉnh thoảng có cảm giác mệt, hay nặng vùng ngực trái…nhưng khi chụp CTscan mạch vành, thì phát hiện nhiều trường hợp hẹp mạch vành, hoặc xơ vữa mạch vành, vôi hóa mạch vành…

Hiện nay với cuộc sống hiện đại và chế độ dinh dưỡng nhiều dầu mỡ, thiếu vận động, công việc căng thẳng làm cho chúng ta dễ có nguy cơ bị bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh lý hẹp động mạch vành, một bệnh lý dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột tử.

Để phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả, chúng ta cần phải: Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm, không hút thuốc lá (thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh mạch vành, ngưng thuốc lá làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim rõ rệt), hạn chế sử dụng các chất kích thích, thay đổi chế độ ăn uống, vận động thể dục thường xuyên, và kiểm tra mạch vành bằng chụp CTscan khi có nguy cơ như: 

1.    Người bị đau ngực trái chưa rỏ nguyên nhân;
2.    Người có triệu chứng hay đã được chẩn đoán thiếu máu cơ tim;
3.    Bệnh nhân bệnh tiểu đường, tăng huyết áp đã và đang điều trị nhiều năm;
4.    Người béo phì, mỡ máu cao, hút thuốc lá;
5.    Người thường xuyên dùng rượu bia nhiều;
6.    Bệnh nhân đang đặt stent hoặc mổ/nông mạch vành;
7.    Người có tiền sử gia đình (giồng họ) bị bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim…


Thành Tín