Tuesday, 04/04/2017, 10:16 GMT+7
(Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp) Thời gian qua, Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp đã cấp cứu nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, trong đó yếu tố đến sớm và xử trí cấp cứu thích hợp giúp cứu sống bệnh nhân.
Chụp mạch vành bằng CTscan đa lát cắt tại Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp,
một kỹ thuật tiên tiến giúp phát hiện được các vị trí hẹp của mạch vành một cách nhanh chóng
Một thống kê từ các nhà khoa học Anh cho rằng nhiều người bệnh bị bỏ sót dấu hiệu sớm của tình trạng nhồi máu cơ tim khi nhập viện.
Theo đó, họ đã khảo sát gần nửa triệu người đã nhập viện vì nhồi máu cơ tim.
Trong số những người đã tử vong, các nhà khoa học nhận thấy rằng có khoảng 16% người bệnh đã có dấu hiệu nhồi máu cơ tim từ một tháng trước nhưng không được chẩn đoán khi nhập viện lúc đó.
Hơn nữa, các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim như đau ngực, khó thở, nôn ói... rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, đưa đến hậu quả là nguy cơ tử vong tăng gấp 2-3 lần nếu người bệnh bị nhồi máu nhưng không được chẩn đoán ưu tiên hàng đầu.
Các nhà khoa học cho rằng cần tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây bỏ sót trong chẩn đoán vì đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Theo BS.CKI Trương Quốc Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức - Cấp cứu Bệnh viện Tâm trí Đồng Tháp cho biết Bệnh nhồi máu cơ tim là một bệnh nguy hiểm, bệnh xuất phát từ bệnh động mạch vành, bệnh khá phổ biến ở các nước phát triển và có xu hướng tăng cao ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đa phần bệnh sinh ra do lắng đọng mỡ ở lớp dưới nội mạc tại các động mạch vành. Tình trạng xơ vữa tiến triển dần làm lòng động mạch bị hẹp lại và gây tắc hoàn toàn hoặc không hoàn toàn động mạch vành.
Thời gian qua, Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp đã cấp cứu nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, trong đó yếu tố đến sớm và xử trí cấp cứu thích hợp giúp cứu sống bệnh nhân. Điển hình như bệnh nhân Lê Thành T. (51 tuổi, ngụ xã An Long, huyện Tam Nông, Đồng Tháp), nhập viện trong tình trạng bệnh nhân lơ mơ, khó thở, nặng ngực, đau vùng sau xương ức, cảm giác bót nghẹt, đau dữ dội kèm vã mồ hôi nhiều, sốt. Ngay sau khi nhập viện, các bác sĩ Khoa cấp cứu Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp đã nhanh chóng xác định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, tiến hành cấp cứu kịp thời, nhờ vậy sau khi được xử trí các bước điều trị tiếp theo đúng phát đồ bệnh nhân được cứu sống mà không để lại di chứng.
Cũng theo Bác sĩ Tuấn, bệnh nhồi máu cơ tim là một bệnh nguy hiểm, bệnh xuất phát từ bệnh động mạch vành, bệnh khá phổ biến ở các nước phát triển và có xu hướng tăng cao ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đa phần bệnh sinh ra do lắng đọng mỡ ở lớp dưới nội mạc tại các động mạch vành. Tình trạng xơ vữa tiến triển dần làm lòng động mạch bị hẹp lại và gây tắc hoàn toàn hoặc không hoàn toàn động mạch vành. Do đó, cần phải chụp mạch vành xác định sớm có hẹp mạch vành hay không để phòng ngừa (điều trị tăng mở máu, ổn định HA, đường huyết, không hút thuốc lá…) và điều trị ngay nếu phát hiện mạch vành bị hẹp hay bị tắc.
Hiện nay, khoa học đã tiến bộ nên có thể chủ động phát hiện nhanh nguyên nhân gây bệnh nhồi máu cơ tim sớm bằng các kỹ thuật tiến tiến như:
1. Chụp DSA: là kỹ thuật chụp mạch vành có can thiệp, cần luồn catether vào mạch máu để chụp. Kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao, trang bị máy móc thiết bị dụng cụ cao cấp và phải làm trong phòng mổ…chi phí rất cao, nên chỉ có các cơ sở chuyên sâu mới thực hiện được, do đó kỹ thuật này đa phần thực hiện ở bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim rồi, còn những bệnh nhân nghi ngờ hẹp mạch vành thì dùng kỹ thuật ít tốn kém và dễ thực hiện hơn đó là chụp mạch vành không can thiệp bằng CTscan.
2. Chụp mạch vành bằng CTscan đa lát cắt: là kỹ thuật chụp mạch vành không can thiệp, kỹ thuật tiên tiến này thực hiện dễ dàng bằng máy CTscan đa lát cắt (từ 64 lát cắt trở lên), giúp phát hiện được các vị trí hẹp của mạch vành một cách nhanh chóng mà không cần phải can thiệp như DSA; Được biết tại Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp đã trang bị máy CTscan 80 lát để thực hiện kỹ thuật này, Đây là một kỹ thuật chụp mạch vành không xâm lấn vừa dùng để chẩn đoán vừa dùng để tầm soát xác định bệnh hẹp mạch vành, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, kiểm soát tích cực các yếu tố nguy cơ làm giảm tỉ lệ bệnh nhồi máu cơ tim và giảm tử vong.
Khi đã xảy ra nhồi máu cơ tim cấp, điều quan trọng nhất là phát hiện, xử lý cấp cứu thích hợp và giải quyết vấn đề tắc nghẽn của động mạch vành trong thời gian sớm nhất để tránh biến chứng và tử vong. Khi bệnh nhân có nguy cơ cao như: Đái tháo đường, mở máu cao, hút thuốc lá nhiều, bệnh tim mạch, tăng huyết áp… nên chủ động chụp mạch vành xác định mức độ hẹp để có hướng điều trị sớm, phòng ngừa xảy ra nhồi máu cơ tim.