banner

ĐO MẬT ĐỘ LOÃNG CỦA XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP DEXA

Wednesday, 21/09/2022, 11:49 GMT+7

Loãng xương là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi do với nguyên nhân chính là tình trạng lão hóa. Dù vậy, loãng xương vẫn có thể phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ khi càng lớn tuổi. Nhờ vào kỹ thuật đo loãng xương Dexa, người bệnh có thể xác định được mức độ của loãng của xương, từ đó điều trị kịp thời hoặc có giải pháp phòng ngừa hợp lý. 

Loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương khi các tế bào xương chậm tái tạo khi dần lớn tuổi. Từ đó, mật độ hay khối lượng của xương giảm dần, gây giảm độ chắc khỏe của xương, làm tăng nguy cơ gãy xương. Cũng từ đó ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. 

Độ chắc khỏe của xương phụ thuộc vào sự toàn vẹn về khối lượng và chất lượng của xương:

  • Khối lượng của xương được biểu hiện bằng mật độ khoảng chất (Bone Mineral Density - BMD) và khối lượng xương (Bone Mass Content - BMC).

  • Chất lượng xương phụ thuộc vào thể tích xương, vi cấu trúc của xương (thành phần chất nền và chất khoáng của xương) và chu chuyển xương (tình trạng tổn thương vi cấu trúc xương, tình hình sửa chữa cấu trúc xương).

Đo loãng xương bằng phương pháp Dexa

Dexa (Dual Energy X-ray Absorptiometry) là phương pháp được áp dụng phổ biến để đo mật độ chắc khỏe của xương, đánh giá được nguy cơ loãng xương. Ở Dexa, các tia X có tác động thấp dùng để đo hàm lượng canxi và các khoáng chất khác có trong xương. Phương pháp này thường được đo ở 3 trong 5 vị trí là cột sống, hông trái, hong phải, cổ tay trái và cổ tay phải. 

loang-xuong

Đo loãng xương bằng phương pháp Dexa

Tùy vào độ tuổi, cân nặng, chiều cao, giới tính và mật độ xương thì có thể xác định được người đó có đang bị loãng xương hay không. Mật độ xương sẽ xác định được nguy cơ loãng xương với mật độ cao thể hiện xương chắc khỏe, nguy cơ gãy thấy. Và ngược lại mật độ xương thấp so với độ tuổi sẽ cho thấy nguy cơ loãng xương và gãy xương cao. 

Ai nên đo loãng xương

Không phải tất cả mọi người đều cần đo loãng xương, thường chỉ những người có nguy cơ mắc bệnh thì các bác sĩ sẽ gợi ý và chỉ định. 

Trường hợp được khuyến khích đo loãng xương:

  • Phụ nữ từ 45-50 tuổi có nguy cơ cao đối với loãng xương loại I.
  • Tiền sử gia đình bị gãy xương hông
  • Tuổi cao (đặc biệt là những người trên 65 tuổi, cả nam và nữ)
  • Phụ nữ sau mãn kinh 5 năm mà không dùng hormon thay thế. Mãn kinh sớm hoặc tắt kinh trước thời kỳ mãn kinh càng làm tăng nguy cơ mắc loãng xương.
  • Thiểu năng tuyến sinh dục, cường giáp tiến triển, cường vỏ thượng thận, và cường giáp tiên phát.
  • Thói quen sinh hoạt: thường ăn thức ăn có ít Canxi hoặc vitamin D hay thiếu cả hai; ít vận động và ít tập thể dục, nghiện rượu, hút thuốc.
  • Các bệnh mãn tính và dùng thuốc điều trị như: thuốc điều trị rối loạn nội tiết (điều trị ưu năng tuyến giáp trạng), thuốc điều trị suy tủy, rối loạn collagen, bệnh dạ dày ruột. 
  • Sử dụng thuốc thuộc nhóm steroid (như prednisone) lâu dài hoặc một số loại thuốc khác cũng gây cản trở quá trình tái tạo xương và gây loãng xương. 
  • Bệnh nhân có nghi ngờ lún xẹp đốt sống, giảm chiều cao, gù vẹo đốt sống.
  • Kiểm tra kết quả của phương pháp điều trị loãng xương ở người bệnh.
  • Người có kết quả chụp X quang cho thấy có chỗ bị thiếu xương hoặc gãy xương ở cột sống;
  • Hay bị đau lưng và nguy cơ gãy đốt sống.
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật xương khớp.

Ai không nên thực hiện Dexa đo loãng xương

Dù tia X được dùng trong máy đo loãng xương thường chỉ có tác động nhẹ đến cơ thể, không ảnh hưởng hay gây biến chứng sau thực hiện. Nhưng với một số trường hợp và đối tượng tránh chỉ định với máy đo loãng xương nói riêng và các loại tia X nói chung.

Đối tượng không nên đo loãng xương:

  • Phụ nữ có thai.

  • Dùng thuốc cản quang đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch trong vòng 1 tuần.

  • Có kim loại tại vị trí cần đo.

Quy trình đo loãng xương Dexa

Trước khi tiến hành đo, người bệnh cần tháo bỏ các vật dụng và thiết bị kim loại ảnh hưởng đến kết quả đo. Tùy vào trường hợp, người bệnh có thể yêu cầu thay áo quần chuyên dụng để thực hiện. Bên cạnh đó, trong lúc tiến hành đo, người bệnh cần giữ tư thế bất động nhằm để hình ảnh chụp được chính xác, rõ ràng. 

do-loang-xuong-toan-than

Quy trình đo loãng xương

Khi đó, kỹ thuật viên sẽ vận hành máy nhằm xác định vị trí xương cần đo. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ dặn dò người bệnh giữ nguyên tư thế và tiến vào phòng kỹ thuật để điều khiển máy. Máy đo sẽ chiếu các tia X thực hiện chụp lại từng vị trí của xương với kết quả là mật độ xương. Từ hình ảnh chụp được, hệ thống sẽ xuất kết quả dựa vào độ tuổi, giới tính, cân nặng và chiều cao của người bệnh. 

Đo loãng xương tại Tâm Trí Đồng Tháp

So với kỹ thuật đo loãng xương ở gót chân trước đây, hệ thống trang thiết bị và phương pháp Dexa đã được đưa vào áp dụng tại Tâm Trí Đồng Tháp. Người bệnh có nguy cơ loãng xương có thể đăng ký thực hiện đo loãng xương toàn thân với phương pháp Dexa qua sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. 

do-loang-xuong-ttdt

Đo loãng xương bằng phương pháp Dexa đã được áp dụng tại Tâm Trí Đồng Tháp

Từ kết quả có được, các bác sĩ sẽ đưa ra liều trình hạn chế nguy cơ hoặc điều trị loãng xương cho người bệnh. Loãng xương có thể được phòng tránh từ khi còn trẻ với chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý. Mặc khác, phát hiện được nguy cơ sớm sẽ giúp bạn có được giải pháp điều chỉnh phù hợp để ngăn chặn và hạn chế loãng xương khi về già.

 

Diễm Hà