banner

Cúm mùa: Những thông tin cần biết nhằm ngăn chặn dịch bệnh

Thursday, 03/11/2022, 08:39 GMT+7

Cúm mùa là một loại bệnh lý thuộc nhóm cúm mùa nhưng lại có những biến chứng gây nguy hiểm. Virus cúm mùa cũng được cho là loại virus dễ lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp. Bởi vậy, cúm mùa có khả năng sẽ thành dịch nếu không kịp thời kiểm soát bệnh. 

Bộ Y tế Việt Nam đã có những cảnh báo với tình trạng số ca nhập viện do cúm mùa tăng cao. Từ đó, đòi hỏi mỗi người dân phải chủ động bảo vệ bản thân và gia đình trước mối nguy dịch bệnh từ cúm mùa. 

1. Cúm mùa là gì? 

Cúm mùa là loại bệnh lý truyền nhiễm qua đường hô hấp từ các chủng virus khác nhau. Các chủng virus gây cúm ở người thường gặp được chia thành 3 nhóm chính là A, B, C. Trong đó, cúm A được xem là phổ biến, có mức độ nguy hiểm và nguy cơ lan rộng thành dịch bệnh truyền nhiễm. 

cum-mua-benh-cum

Cúm A là một chủng virus cúm mùa phổ biến tại Việt Nam

Các chủng virus gây cúm A phổ biến là A/H1N1, A/H5N1, A/H3N2, A/H7N9. Trong đó, chủng H5N1 và H7N9 chủ yếu có nguồn lây chính từ gia cầm và có khả năng lây sang người hình thành dịch bệnh. Đặc biệt hơn, virus cúm A nói riêng và virus cúm nói chung thường xuyên thay đổi và phân nhóm tạo thành các chủng mới ngày càng nguy hiểm. 

a. Diễn biến cúm mùa - cúm A tại Việt Nam: Cúm A có nguy hiểm?

Theo các chuyên gia y tế, đỉnh dịch cúm mùa diễn ra hằng năm vào khoảng tháng 10 đến tháng 12. Nhưng vào những tháng 6, tháng 7 gần đây, đã ghi nhận số lượng ca mắc cúm A tăng nhanh. Cụ thể, theo thống kê mới nhất, chỉ riêng tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương, mỗi ngày có hơn 100 trường hợp mắc cúm mùa mới được phát hiện. Trong đó, có hơn 50 trường hợp phải nhập viện điều trị vì chuyển biến nặng. Mặc dù vậy, vẫn chưa ghi nhận ca tử vong do cúm. 

Cúm A được cho là có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Người bệnh ở thể nhẹ có thể tự khỏi sau khoảng vài ngày. Nhưng với một số biến chủng có thể gây nên các biến nặng về sức khỏe nếu không kịp thời nhập viện điều trị. Đã phát hiện nhiều trường hợp xuất hiện viêm phổi, suy hô hấp, co giật hay các biểu hiện viêm não. 

cum-a-pho-bien

Biến chứng từ cúm A có thể gây nguy hiểm

Mặc khác, các biến chủng có độc lực cao có thể khiến người bệnh tử vong. Hiện tại, các chủng này chưa được phát hiện tại Việt Nam. Nhưng việc phòng bệnh là điều quan trọng ngay từ đầu để ngăn chặn dịch bệnh xấu xảy ra.

b. Đối tượng nào dễ bị mắc cúm A

Cúm A thường được phát hiện chủ yếu ở trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Đây là những đối tượng có hệ miễn dịch kém, dễ bị virus xâm nhập và gây bệnh. Cũng ở nhóm đối tượng này, bệnh chuyển biến nặng và biến chứng chiếm tỉ lệ cao. 

Mặc khác, các đối tượng là những người thường xuyên làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều người như trường học, bệnh viện, chợ, công sở cũng có khả năng mắc bệnh cao bởi mức độ lây lan của bệnh. 

c. Cúm A có lây không?

Cũng như hầu hết các loại bệnh về đường hô hấp, cúm A được xem là có nguy cơ lây bệnh rất lớn. Chủ yếu, các virus này sẽ thông qua đường hô hấp mà truyền bệnh từ người này sang người khác. Từ các dịch tiết đường hô hấp mà virus cúm A có thể lây lan với khoảng cách tối đa là 2m. 

Virus cúm A được phát tán chủ yếu qua các phân tử nước khi người bệnh hắt hơi, ho. Các phân tử nước này đi vào không khí và vô tình rơi vào miệng hay mũi của những người xung quanh. Hoặc, các virus trong không khí khi bám vào các đồ vật thì có thể tồn tại đến 48 giờ, khi người khác chạm vào các đồ vật sẽ bị virus xâm nhập và gây bệnh. Hình thức lây lan của cúm A được xem là tương đương với Covid19. 

2. Phân biệt triệu chứng cúm A với cảm cúm thông thường

Được gọi chung là cúm mùa hay cảm cúm nhưng cúm A so với cúm thông thường sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau. Vào nhìn chung các triệu chứng bệnh của chúng lại tương tự nhau và khó phân biệt. Vì vậy, để có thể kịp thời điều trị phát hiện và điều trị cúm A, chúng ta nên hiểu rõ các triệu chứng của chúng để phân biệt cúm.

phan-biet-cum-mua

Cần phân biệt cúm A và cúm thông thường

Các dấu hiệu của cảm cúm thông thường

  • Chảy nước mũi

  • Hắt hơi nhiều hoặc liên tục

  • Nghẹt mũi sổ mũi

  • Ho

  • Đau đầu, sốt nhẹ

  • Đau nhức người, mệt mỏi

Các dấu hiệu của cúm A

  • Ho, khó thở, buồn nôn

  • Sưng hạch hầu họng, viêm, đau nhức vòm họng

  • Đau đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ xương khớp

  • Sốt cao trên 38.5 độ

  • Tê bì chân tay

Thông thường, người mắc cúm A có các triệu chứng bệnh nặng hơn, khiến người bệnh suy giảm thể trạng nhanh chóng. Các triệu chứng của cúm A thường diễn ra nhanh và kéo dài không giảm. 

3. Làm gì khi có triệu chứng cúm A

Điều đầu tiên bạn cần làm khi phát hiện bản thân hoặc người bên cạnh có triệu chứng của cúm A là ngăn chặn đường lây lan của virus. Có thể trang bị khẩu trang, dùng khăn che miệng khi hắt hơi. Tiếp đến hãy nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác bệnh. 

Khi có triệu chứng nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị
 

Nếu ở thể nhẹ, bác sĩ có thể cho phép người bệnh tự điều trị tại nhà với thuốc kê đơn. Khi điều trị tại nhà, người bệnh nên được nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước, mặc quần áo mỏng nhẹ thông thoáng, tắm nước ấm. Và quan sát tình trạng và biến chuyển của bệnh mỗi ngày. Khi tình trạng bệnh không suy giảm theo thời gian hãy nhanh chóng liên hệ hoặc đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn. 

4. Cách phòng ngừa cúm mùa, cúm A

Cảnh báo về cúm mùa (cúm A, cúm B), Bộ Y tế Việt Nam ngày 28/10/2022 đưa ra khuyến cáo với 5 biện pháp phòng cúm cho người dân:

  • Không tự ý làm xét nghiệm hay mua thuốc tự điều trị tại nhà khi phát hiện có triệu chứng như sốt, ho, đau đầu, sổ mũi, mệt mỏi, Mà cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.

  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất nên che bằng khăn khăn tay, khăn giấy hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp.

  • Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc các dung dịch sát khuẩn nhất là sau khi ho và hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. 

  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc người bị nghi mắc bệnh khi không cần thiết.

  • Tích cực thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường rèn luyện nâng cao sức khỏe.

Ngoài ra, để phòng bệnh cúm được tối ưu nhất, vaccine phòng Các triệu chứng của cúm mùa thường rất khó để phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác. Vậy nên việc hiểu rõ về bệnh cũng như cách phòng bệnh khi có triệu chứng sẽ rất cần thiết để kịp thời phát hiện bệnh. Bên cạnh đó, hãy bình tĩnh trước các triệu chứng bệnh, bệnh chỉ được chẩn đoán và điều trị bởi cơ quan y tế chuyên môn. Chủ động phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, tài sản của chính bạn, người thân và xã hội trước dịch bệnh.

 

Diễm Hà