banner

Cảnh giác với dị vật sau khi bị tai nạn có vết thương

Monday, 22/03/2021, 10:58 GMT+7

Vừa qua, Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp phẫu thuật lấy ra một mảnh gỗ dài 2,5 cm nằm bên trong gò má phải của người đàn ông 36 tuổi, cư ngụ tại tỉnh Long An.

Ông N.M.M 36 tuổi (cư ngụ tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) nhập viện với tình trạng sưng đau nhiều ở gò má và có mũ chảy ra ở môi trên bên phải, qua thăm khám, xét nghiệm, siêu âm và chụp CTScanner, các bác sĩ BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp phát hiện người bệnh có dị vật nằm trong mô mềm dưới da vùng má bên phải, gây nên một ổ áp xe bao quanh dị vật, khóe môi (P) có lỗ dò, ấn ngách hành lang răng 14,15,16 có nhiều mũ chảy ra lỗ dò; Qua khám và thăm hỏi người bệnh mới biết cách đây khoảng 3 tháng sau một tai nạn sinh hoạt, thì bị đau vùng má và môi trên bên phải, đi điều trị nhiều nơi và có điều trị ở TP.HCM nhưng không khỏi.

Cùng ngày nhập viện các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật rạch thoát mũ ổ áp xe lấy ra được dị vật là mảnh gỗ (như hình chụp) kích thước 10 x 25mm thâm đen, sau phẫu thuật, người bệnh được điều trị 3 ngày, bệnh ổn đã được xuất viện theo tiêu chuẩn của bệnh viện Tâm Trí.

manh-go

Mảnh gỗ kích thước 10 x 25mm được lấy ra từ gò má phải sau 3 tháng bị tai nạn của người đàn ông 36 tuổi.

Đa số các trường hợp khi bị tai nạn có vết thương làm cho người bệnh rất đau, theo phản xạ người bệnh hạn chế không dám cho người khác chạm vào vết thương kể cả cán bộ y tế, nên dễ bị bỏ sót dị vật và bỏ sót thương tổn cho người bệnh, do đó đối với các vết thương bác sĩ thường dùng thuốc tê, hoặc gây mê để giảm đau cho người bệnh rồi tiến hành thám sát để lấy hết dị vật, rửa, sát khuẩn và khâu vết thương cho người bệnh.

Qua trường hợp này, các bác sĩ BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp khuyến cáo: Khi không may bị tai nạn nếu có vết thương dù nhỏ cũng cần phải được thám sát thật kỹ, để đảm bảo dị vật được lấy ra hết khỏi cơ thể ngay, tránh tình trạng bị dị vật nằm lại trong vết thương mà không hay biết làm cho bệnh kéo dài dai dẳng, ngày càng phức tạp và trầm trong hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm hơn là nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, vi nấm; Đặc biệt nguy cơ biến chứng của nhiễm vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus) gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn Clotridium Tetani gây uốn ván rất nguy hiểm đến tính mạng…hay gây ảnh hưởng sức khỏe kéo dài.


BS.CKI Nguyễn Hữu Cầu