banner

Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp: Nâng cao kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp và nâng cao văn hóa Tâm Trí trong môi trường bệnh viện.

Thursday, 07/07/2016, 10:35 GMT+7

(Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp) Theo nghiên cứu của rất nhiều tổ chức sức khỏe thế giới thì vấn đề giao tiếp, thuyết phục trong lĩnh vực y tế - môi trường bệnh là vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý bệnh nhân, trong khi quy trình khám và chữa bệnh mang tính chờ đợi cho nên có thể nói việc thành công trong giao tiếp là rất khó, đòi hỏi cán bộ, nhân viên y tế không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà cần phải có kỹ năng  - nghệ thuật giao tiếp tốt.

Nâng cao kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp và nâng cao văn hóa Tâm Trí trong môi trường bệnh viện.

Trong cuộc sống hằng ngày, giao tiếp là hoạt động không thể thiếu, mọi thành công trong cuộc sống, công việc, lao động và học tập...đều cần đến giao tiếp. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế giao tiếp lại còn quan trọng hơn vì đây là loại hình lao động đặc biệt, đòi hỏi tính khẩn trương, kiên trì và nhẫn nại. Hơn nữa, đối tượng giao tiếp ở đây chủ yếu là người bệnh và người nhà người bệnh. Họ đều có chung một tâm lý buồn bã, lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi,  đau đớn, chán nản...Chính điều này đã tạo ra một áp lực rất lớn chi phối tâm lý, hành vi giao tiếp của các y, bác sĩ và nhân viên y tế trong các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh.

giao-tiep-14

Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp là nơi không chỉ chẩn đoán và điều trị mà còn là một trung tâm y tế, là nơi để giáo dục sức khỏe phòng bệnh và phục hồi sức khỏe sau điều trị. Bệnh viện Tâm Trí luôn cam kết thực hiện phương châm hoạt động theo chiến lược nâng cao sức khỏe cho tất cả những người đến khám và điều trị tại đây. Kỹ năng giao tiếp của thầy thuốc và nhân viên y tế với bệnh nhân và thân nhân của họ là vấn đề gần như bắt buộc để tạo sự đồng cảm, chia sẻ. Chính sự đồng cảm, chia sẻ có thể giúp thân nhân và bệnh nhân giải tỏa bệnh tật, tạo sự thông cảm giữa bệnh nhân và thầy thuốc. Đó cũng là nét văn hóa Tâm Trí trong ứng xử, để người bệnh cảm thấy hài lòng và muốn quay trở lại bệnh viện.

Bên cạnh công tác khám chữa bệnh cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và chất lượng phục vụ ân cần đối với người bệnh, bệnh viện luôn trú trọng đến việc giao tiếp với bệnh nhân và thân nhân người bệnh, luôn tạo điều kiện cho bệnh nhân gần gũi và thân thiện trong môi trường bệnh viện cũng như chính trong gia đình của mình. Cho nên, hàng năm bệnh viện đều tổ chức lớp bồi dưỡng giao tiếp để tập huấn cho toàn bộ nhân viên nâng cao kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân.

giao-tiep-12

 Kỹ năng giao tiếp với người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh giao tiếp với bệnh nhân trong bệnh viện là một trong những nội dung chuyên môn mà các thầy thuốc cần quan tâm trong khám chữa bệnh. Người bệnh vào bệnh viện không những được chăm sóc sức khỏe bằng các dịch vụ y tế sử dụng thuốc, hóa chất, các kỹ thuật y tế chuyên sâu mà còn phải được chăm sóc bằng tâm lý, thể hiện qua cách thức giao tiếp của nhân viên phục vụ y tế với người bệnh. Hiện nay, ở nước ta, ngay cả những bệnh viện tiên tiến xuất sắc vẫn chưa đạt được sự hài lòng cao của người bệnh. Đối với Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp, luôn luôn cải thiện chỉ số hài lòng của bệnh nhân, khâu giao tiếp trong bệnh viện là yếu tố quan trọng, góp phần làm cho người bệnh yên tâm, hợp tác điều trị và trong nhiều trường hợp, nó còn quyết định sự thành công trong việc chữa bệnh cho bệnh nhân.

 

giao-tiep-10

Với tiêu chí “Tất cả cho sức khỏe bạn - All for your health”, kết thúc khóa học, hơn 150 cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viên Tâm Trí Đồng Tháp đã lĩnh hội được rất nhiều những kỹ năng mới, thiết thực và hữu ích, để từ đó ứng dụng những kỹ năng đã học vào quá trình công tác thông qua các tình huống giao tiếp thực tế, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc bệnh nhân ngày một cách tốt nhất.

Sau đây là một số hình ảnh của lớp bồi dưỡng “Nâng cao kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp và nâng cao văn hóa Tâm Trí trong môi trường bệnh viện”.

 

giao-tiep-1  giao-tiep-5

giao-tiep-7  giao-tiep-8

giao-tiep-6  giao-tiep-4

giao-tiep-9  giao-tiep-3    


Thành Tín