ĐT KSK Đoàn 0914 539 023
Hotline cấp cứu 02353 776 115
banner

CÓ VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI KHÔNG?

Thứ ba, 24/10/2023, 19:30 GMT+7

CÓ "VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI " KHÔNG?
Trên thực tế không có vi khuẩn nào ăn thịt người theo nghĩa đen, thực tế chỉ tồn tại các vi khuẩn mà về bản chất là các vi khuẩn gây hiện tượng Viêm cân hoại tử (necrotizing fasciitis ) là một nhiễm khuẩn sâu dưới da hiếm gặp, tiến triển rất nhanh, do độc tố của vi khuẩn gây viêm và phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ. Loại vi khuẩn gây bệnh hay gặp nhất là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Ngoài ra, còn nhiều loại vi khuẩn khác gây ra bệnh này như Vibrio vulnificus, tụ cầu vàng, Burkholderia pseudomallei Klebsiella, Clostridium ,E. coli, Aeromonas hydrophila,...
Hàng năm trên toàn Hoa Kỳ có khoảng 600 tới 700 trường hợp được chẩn đoán viêm cân hoại tử, tỉ lệ tử vong khoảng 25% tới 30%. Bệnh rất hiếm xảy ra ở trẻ em.
VI KHUẨN XÂM NHẬP CƠ THỂ QUA CON ĐƯỜNG NÀO
Vi khuẩn thường xâm nhập vào cơ thể nhất là qua các vết thương hở, đồng thời nó cũng có thể xâm nhập qua:
* Vết cắt nhỏ, vết trầy xước.
* Côn trùng cắn.
* Phẫu thuật (rất hiếm gặp).
Trong một số trường hợp con đường nhiễm vi khuẩn gây viêm cân mạc hoại tử không thể xác định rõ. 
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Các triệu chứng khi nhiễm bệnh thường xuất hiện trong vòng 24h kể từ khi nhiễm khuẩn:
* Đau tăng mạnh ở khu vực xung quanh của vết thương, vết cắt, chỗ trầy xước, …
* Tại chỗ vết thương đau hơn rất nhiều so với mức độ đau mà vết thương có thể thực sự gây ra.
* Khu vực xung quanh vết thương sưng, nóng, đỏ.
Các triệu chứng nghiêm trọng thường xảy ra trong vòng 4 tới 5 ngày sau khi nhiễm khuẩn bao gồm:
* Tụt huyết áp nghiêm trọng.
* Sốc nhiễm độc.
* Lơ mơ, hôn mê.
CÁCH ĐIỀU TRỊ
Các phương pháp điều trị bao gồm:
* Sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch.

* Phẫu thuật để loại bỏ phần mô tổn thương hoặc hoại tử nhằm ngăn chặn nhiễm khuẩn lan tràn.

* Sử dụng các thuốc nâng huyết áp.

* Phẫu thuật cắt cụt chi bị tổn thương trong một số trường hợp.
Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.
Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên năm 1925, sau đó xuất hiện rải rác qua các năm tại một số địa phương và các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch ...) có nguy cơ cao mắc bệnh.
Các biện pháp dự phòng chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn.


TÂM TRÍ QUẢNG NAM
TAG:

Giới hạn tin theo ngày :